Ngày 12.11,ôngdântrẻvớinhữngcánhđồngkhôngdấuchânngườbảng điểm bóng đá tại Sóc Trăng, T.Ư Đoàn tổ chức tọa đàm Thanh niên nông thôn khởi nghiệp với chủ đề "Nông nghiệp công nghệ cao - Cơ hội và thách thức". Tham dự có anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn.
Tại buổi tọa đàm, đại diện các nhà khoa học, doanh nghiệp chia sẻ về tương lai của nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và những thách thức cho thế hệ nông dân trẻ hiện nay; xu hướng đưa nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào mục tiêu phát triển xanh, bền vững và trách nhiệm của nông dân trẻ.
42 thanh niên nông thôn nhận Giải thưởng Lương Định Của
Tối 12.11, tại Sóc Trăng, T.Ư Đoàn phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ trao Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 18 và trao giải Cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023.
Tham dự chương trình có ông Trần Quang Phương, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội; ông Lâm Văn Mẫn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra T.Ư Đoàn.
Theo ban tổ chức, Giải thưởng Lương Định Của lần thứ 18 đã tôn vinh và trao cho 42 gương thanh niên nông thôn tiêu biểu được lựa chọn từ 77 hồ sơ ở 63 tỉnh, thành. Đây là giải thưởng thường niên nhằm ghi nhận, biểu dương và tôn vinh những thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, phát triển ngành nghề, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.
Các mô hình sản xuất, kinh doanh được tuyên dương lần này có 3 gương thanh niên có mô hình kinh tế đạt doanh thu trên 30 tỉ đồng/năm, 10 thanh niên có mô hình kinh tế đạt doanh thu từ 10 - 30 tỉ đồng/năm và 29 thanh niên có mô hình kinh tế đạt doanh thu từ 1 đến dưới 10 tỉ đồng/năm. Sau 18 năm tổ chức, Giải thưởng Lương Định Của đã tôn vinh 2.092 gương thanh niên tiêu biểu trong toàn quốc.
Ban tổ chức cũng đã trao giải thưởng cho cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023. Qua hàng ngàn bài dự thi, đã có 40 dự án xuất sắc nhất vào vòng chung kết, được tổ chức tại Sóc Trăng. Ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 3 giải khuyến khích cho các dự án xuất sắc.
Số hóa từng cây trồng
Tham dự buổi tọa đàm có anh Nguyễn Văn Thiên Vũ, Giám đốc Công ty CP thiết bị bay AgriDrone VN (Top 10 gương mặt trẻ VN tiêu biểu năm 2022). Anh Vũ đã chế tạo máy bay không người lái (Drone), ứng dụng công nghệ này vào phun thuốc, bón phân, góp phần tạo sinh kế bền vững cho nông dân. Anh đã tạo nên những cánh đồng không dấu chân người, mang đậm dấu ấn chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Anh Vũ cho biết yếu tố quan trọng nhất là đưa công nghệ bằng các thiết bị bay không người lái gần với bà con khi triển khai phương châm 3 cùng (cùng ăn, cùng ở và cùng làm với bà con). Theo anh Vũ, qua 5 năm triển khai đã cùng với bà con thực hiện khoảng 300.000 ha lúa, giúp tiết kiệm chi phí khoảng 5 triệu đồng/ha và 1 tỉ lít nước…
Anh Đặng Dương Minh Hoàng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, Chủ nhiệm mạng lưới Lương Định Của toàn quốc, cho biết nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp được ứng dụng kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến để sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả. Có thể là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, tự động hóa hay cơ giới hóa các khâu trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch.
Ở HTX dịch vụ nông nghiệp số Bình Phước, anh Hoàng đang thực hiện dự án áp dụng công nghệ nano nhằm phát triển bền vững cho cây tiêu. Phát triển ứng dụng trên thiết bị di động kết hợp với nền tảng IoT nhằm tự động hóa quá trình canh tác, định danh cây bơ để đưa nông nghiệp trải nghiệm đến số đông người dân, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế vùng...
Kỹ sư, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua, "cha đẻ" của gạo ST25 được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới, chia sẻ ông rất tâm đắc về xu hướng đưa nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào mục tiêu phát triển xanh.
Qua thời gian tiếp cận các sản phẩm hữu cơ, ông Cua thấy rằng, thành tựu về công nghệ vi sinh, công nghệ sinh học vừa bảo vệ thực vật, vừa trị bệnh, vừa làm phân bón hữu cơ. Lúc đầu sản xuất lúa hữu cơ rất khó, nhưng dần dần khi tích lũy được các thành tựu riêng lẻ trong trồng trọt thì xu hướng phát triển xanh khá thuận lợi. Trước đây muốn sản xuất an toàn, hữu cơ thì gặp khó đủ thứ. Tuy nhiên những năm qua, sau khi gom đủ các chế phẩm đã nghiên cứu, ông đã ứng dụng thành công quy trình sản xuất gạo hữu cơ theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện đang sản xuất 1.000 ha lúa an toàn, chỉ sử dụng chế phẩm hữu cơ.
Đưa công nghệ thông minh vào sản xuất là giải pháp cấp bách
Theo anh Ngô Văn Cương, Bí thư T.Ư Đoàn, nông nghiệp công nghệ cao hay nông nghiệp thông minh là việc ứng dụng công nghệ hiện đại, như: cơ giới hóa, tự động hóa… công nghệ sản xuất, bảo đảm sản phẩm an toàn, mang lại năng suất và chất lượng vượt trội so với nông nghiệp canh tác truyền thống. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường, cây trồng ngày càng bất ổn và môi trường đang diễn biến xấu đi, nhân công ngày càng thiếu hụt thì đưa công nghệ thông minh vào sản xuất chính là một trong những giải pháp cấp bách hiện nay. Ngoài ra, giải pháp nông nghiệp thông minh, công nghệ cao hiện nay còn được gọi là "Nông nghiệp 4.0", "Canh tác số hóa". Công nghệ thông minh cộng với doanh nghiệp thông minh, thiết kế thông minh sẽ trở thành nông nghiệp 4.0.
Anh Ngô Văn Cương cho rằng, Đảng và Nhà nước luôn xác định nông nghiệp, nông thôn, nông dân, trong đó nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội.
T.Ư Đoàn cũng ban hành kế hoạch về tuổi trẻ với nông nghiệp, nông thôn và tăng trưởng xanh. Đồng thời đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện, trong đó có thúc đẩy thanh niên phát triển nông nghiệp bền vững, nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sinh thái, công nghệ cao và nông nghiệp có trách nhiệm.
Thông qua tọa đàm, anh Ngô Văn Cương mong rằng đoàn viên, thanh niên và các gương thanh niên nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2023, cũng như 40 dự án vào vòng chung kết cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023 có thêm kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao.
Sáng cùng ngày, tại công viên 30.4, TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng), T.Ư Đoàn phối hợp UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Triển lãm kết nối nông nghiệp số và Hội chợ nông sản thanh niên toàn quốc năm 2023.
Theo đó, hội chợ được tổ chức theo 2 hình thức: Hình thức trực tiếp, có hơn 40 gian hàng bày bán các sản phẩm mang nét đặc trưng vùng miền và các sản phẩm công nghệ cao... của các đại biểu nhận Giải thưởng Lương Định Của, các dự án tham gia vòng chung kết hội thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2023… Hình thức trực tuyến, gồm các phiên livestream "Kết nối nông sản" để chào bán các sản phẩm nông sản trên không gian mạng và các sàn thương mại điện tử.